Tên nghề: Kỹ thuật xây dựng
Trình độ đào tạo: Sơ cấp II
Đối tượng tuyển sinh: Lao động trong độ tuổi, đủ sức khỏe và trình độ học vấn phù hợp với nghề học.
Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06
Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ Sơ cấp
I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp
- Kiến thức:
+ Trình bày được các quy định của bản vẽ thiết kế công trình xây dựng, trình bày đựơc phương pháp đọc một bản vẽ thiết kế.
+ Trình bày được các kiến thức cơ bản về chuyên môn của các công việc của nghề Kỹ thuật xây dựng (xây gạch, trát vữa…) nhằm phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm về hạ giá thành sản phẩm.
+ Nêu được quy trình thi công các công việc được giao thực hiện.
+ Tổ chức sản xuất và tìm kiếm việc làm.
- Kỹ năng:
+ Đọc được bản vẽ kỹ thuật và xác định được vị trí, kích thước của công trình.
+ Sử dụng được các loại máy, dụng cụ và một số thiết bị chuyên dùng trong nghề xây dựng.
+ Làm được các công việc của nghề kỹ thuật xây dựng như: xây gạch, trát vữa trong công trình.
+ Xử lý được các sai phạm nhỏ thường gặp trong quá trình thi công.
- Thái độ:
+ Xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với tập thể và xã hội;
+ Luôn có ý thức học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ đáp ứng nhu cầu của công việc.
2. Cơ hội việc làm:
Sau khi học xong chương trình “Kỹ thuật xây, trát công trình” người học có thể:
+ Làm thợ thực hiện các công việc xây, trát thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp trong các doanh nghiệp xây dựng;
+ Tự tổ chức tổ/ nhóm thợ thực hiện các công việc xây, trát của nghề xây dựng trong công trình.
II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU:
1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu:
- Thời gian đào tạo: 04 tháng
- Thời gian học tập: 13 tuần
- Thời gian thực học tối thiểu: 450 giờ
- Thời gian kiểm tra định kỳ, kết thúc môn học: 22 giờ
III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN:
1. Chương trình tổng quát:
Mã MH, MĐ | Tên môn học, mô đun | Số tín chỉ | Thời gian đào tạo (giờ) | |||
Tổng số | Trong đó | |||||
Lý thuyết | Thực hành | Kiểm tra | ||||
| Các môn học, mô đun đào tạo nghề |
|
|
|
|
|
MH01 | Vật liệu xây dựng | 1 | 15 | 14 |
| 1 |
MH02 | Vẽ kỹ thuật & đọc bản vẽ xây dựng | 2 | 40 | 5 | 33 | 2 |
MH03 | Bảo hộ lao động | 1 | 15 | 5 | 14 | 1 |
MĐ04 | Xây gạch | 5 | 180 | 30 | 140 | 2LT; 8TH |
MĐ05 | Trát, láng vữa | 5 | 160 | 20 | 130 | 2LT; 8TH |
MĐ06 | Thực tập công trình xây dựng | 1 | 40 |
| 40 |
|
| Tổng cộng | 15 | 450 | 74 | 352 | 24 |
2. Chương trình chi tiết (phụ lục đính kèm)
3. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học/mô đun:
3.1. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc môn học/mô đun:
Kiểm tra kết thúc môn học/mô đun thực hiện theo Quyết định số Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.
3.2. Công nhận tốt nghiệp:
Thực hiện theo Quyết định số Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.
IV. TUYỂN SINH
1. Đối tượng tuyển sinh
Đối tượng tuyển sinh là người từ đủ 15 (mười lăm) tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khỏe phù hợp với nghề cần học.
2. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển và được thực hiện nhiều lần trong năm.
3. Hình thức xét tuyển Thực hiện theo Quyết định số Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.
VI. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
1. Hướng dẫn thực hiện môn học, mô đun:
- Thiết bị dạy nghề: Bảng viết, giấy A0, bút, Máy vi tính có kết nối internet, máy chiếu (Projector), phần mềm word, Excel, phần mềm HTKK…
- Bay xây, thước cán, bàn chà, bàn xoa, thước mét.
- Tài liệu tham khảo:
+ Giáo trình kỹ thuật Nề - Bộ Xây Dựng- NXB Xây Dựng, Hà Nội năm 2000.
+ Nguyễn Văn Cừ - giáo trình vẽ kỹ thuật xây dựng – nhà xuất bản xây dựng.
+ GS.TSKH. Phùng Văn Lự - Giáo trình vật liệu xây dựng –nhà xuất bản xây dựng Giáo Dục - 2006.
+ Nguyễn Quang Tuấn – giáo trình an toàn lao động – nhà xuất bản xây dựng.
- Phương pháp và tổ chức thực hiện:
+ Giáo viên giảng dạy lý thuyết, thực hành và tích hợp phải bám sát vào nội dung chương trình, sử dụng phương tiện hỗ trợ Projector khi cần để phát huy tối đa khả năng tư duy của học viên. Khi dạy thực hành và tích hợp phải có phiếu hướng dẫn thực hiện.
+ Bố trí trình tự các MH/MĐ dựa vào điều kiện tiên quyết của từng môn để đảm bảo cho việc tiếp thu kiến thức là tốt nhất.
2. Hướng dẫn thực hiện chương trình đào tạo
Tùy theo điều kiện cụ thể có thể tổ chức đào tạo theo các hình thức như sau:
2.1. Hình thức tập trung
Tổ chức học tập trung theo cấu trúc chương trình, 1 tuần không quá 40 giờ.
2.2 Hình thức đào tạo theo từng đợt
Học viên học theo từng môn học/mô đun, kết thúc mỗi môn học/mô đun hoặc một đợt học (nhiều môn học/ mô đun). Học viên có kiểm tra đạt sẽ được xác nhận hoàn thành môn học/mô đun.
Học viên sau khi hoàn thành các môn học/mô đun đào tạo (không kéo dài quá 1 năm) sẽ được cấp chứng chỉ Sơ cấp theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Liên thông đào tạo
Học viên có chứng chỉ Sơ cấp, nếu đủ điều kiện tham gia học trung cấp theo nghề phù hợp sẽ được giảm một số môn học/mô đun của chương trình đào tạo đó theo quy định của Trường.
4. Các chú ý khác:
Chương trình này được biên soạn theo Thông tư số 42/2015/TT-BLĐTBXH ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc Quy định về đào tạo trình độ sơ cấp và và Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung một số điều thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH.
Sau khi chương trình được ban hành; đề nghị giáo viên biên soạn đề cương chi tiết, tài liệu giảng dạy thông qua phòng đào tạo và trình BGH phê duyệt.
| HIỆU TRƯỞNG đã ký |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn